Thủ Thuật

Vào chế độ Safe Mode trên Windows 10 khi máy còn hoạt động 1 Click

Safe Mode là chế độ được sử dụng chủ yếu để chuẩn đoán lỗi Windows, thông thường lỗi do dung đột trình điều khiển thiết bị (driver) gây ra. Khi ở chế độ Safe Mode, Windows sẽ vô hiệu hóa hoàn toàn driver do đó ta có thể xác định nguyên nhân do phần cứng hỏng hóc hay do phần mềm lỗi thời.

Safe Mode trên Windows 10 cũng tương tự như Windows 7,8. Cách vào chế độ Safe Mode trên Windows 10 còn đa dạng hơn, nếu máy còn hoạt động bình thường thì vào chế độ Safe Mode bằng cách nào sẽ đơn giản hơn?

Vào chế độ Safe Mode trên Windows 10 khi máy còn hoạt động 1 Click

Cách 1: Đơn giản nhất, ai cũng có thể làm được, quá trình diễn ra tự động.

Mở Start Menu, sau đó click chọn nút Power. Sau đó nhấn và giữ phím Shift rồi chọn Restart. (Lưu ý là cứ nhấn giữ, bao giờ logo Restart hiện lên thì nhả ra).

Cách 2: Đơn giản nhì, sử dụng Advanced Startup Recovery của Windows 10

Đầu tiên vào Settings -> tìm mục Update & Security -> chọn Recovery. Cuối cùng nhấn Restart now.

Cách 3: Hơi rắc rối, sử dụng System Configuration

Đầu tiên gõ msconfig xuống ô tìm kiếm, và chọn System Configuration.

Cuối cùng làm như ảnh dưới đây để vào Safe Mode trên Windows 10.

Tuy nhiên cách này hơi rắc rối đối với người mới, tuy nhiên lại thao tác nhanh và vào được luôn.

Minimal: Vào chế độ Safe Mode với số lượng tối thiểu các trình điều khiển (driver) và các dịch vụ nhưng vẫn sử dụng giao diện đồ họa quen thuộc của Windows. Kết nối mạng bị vô hiệu hóa.

Alternate Shell: Nếu thành thạo về các dòng lệnh Command Prompt thì có thể chọn chế độ này. Kết nối mạng và File Explorer bị vô hiệu hóa.

Active Directory Repair: Vào chế độ Safe Mode với quyền truy cập vào các thông tin cụ thể trên máy tính, như các thiết bị phần cứng. Nếu không cài đặt thành công phần cứng mới, chẳng hạn như Active Directory thì Safe Mode sẽ được sử dụng để khôi phục lại sự ổn định của hệ thống bằng cách sửa chữa dữ liệu bị hỏng hoặc thêm dữ liệu vào thư mục.

Network: Vào chế độ Safe Mode với các dịch vụ và driver cần thiết dành cho kết nối mạng, sử dụng giao diện đồ họa của Windows. Kết nối mạng được kích hoạt.

Sau đó click Apply sau đó click OK. Tiếp theo tiến hành khởi động lại máy tính của bạn.

 

OK, Vậy đó là 3 cách đơn giản nhất để vào được Safe Mode trên Windows 10, sau khi đã chọn được cách vào ưng ý nhất rồi thì hãy đọc tiếp phần này, cách nào cũng cần phần chọn này để chọn chế độ Safe Mode cần dùng.

Khi máy tính của bạn khởi động lại, bạn sẽ nhìn thấy màn hình Choose an option. Tại đây bạn click chọn Troubleshoot.

Tiếp theo chọn Advanced Options

Bước tiếp theo, chọn Start-Up Startings

Cuối cùng trên màn hình Startup Settings, bạn click chọn Restart để khởi động lại máy tính của mình.

Sau khi máy tính khởi động xong, trên màn hình bạn sẽ nhìn thấy tùy chọn Safe Mode. Bạn nhấn số trên hàng phím ngang hoặc các phím chức năng F1 – F12 để chọn theo số tương tự và khởi động Windows 10 ở chế độ Safe Mode.

Thông thường thì chọn 4 hoặc 5. Chức năng số 4 là chế độ Safe Mode không có mạng, số 5 để vào Safe Mode có mạng.

Rồi máy sẽ khởi động vào Safe Mode. Để thoát khỏi chế độ Safe Mode thì khởi động máy là xong, không có gì khó cả.  Đối với bạn làm theo cách số 3 thì vào làm ngược lại và tắt Safe Mode đi là xong.

 

 

 

 

Click to comment

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

BÀI VIẾT NỔI BẬT

To Top