Internet

G Suite (Google Apps) giá rẻ có những rủi ro và lợi thế gì?

G Suite by Google Cloud hay còn gọi là Google Apps là bộ ứng dụng điện toán đám mây cung cấp bởi Google. Mặc dù bảng giá chính thức đã được Google công bố cho thị trường toàn cầu là 50 USD/User/năm và cho thị trường Việt Nam là 30 USD/User/năm chưa bao gồm các loại thuế. Bảng giá này được niêm yết trên trang web toàn cầu và cả trang web Tiếng Việt của Google. Tuy nhiên nhiều người vẫn hoang mang vì đón nhận những thông tin chào phí bằng những lời có cánh từ các cá nhân và doanh nghiệp trong nước như: G Suite với mức giá siêu rẻ, tính theo gói nhiều User, cam kết giữ quyền quản trị, tính phí chỉ 1 lần duy nhất… Điều này không khỏi gây tâm lý ngờ vực và hoang mang đối với doanh nghiệp đang tìm hiểu về giải pháp này.

Để làm rõ vấn đề, chúng tôi có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Xuân Hiển, đại diện của Incomda Corporation một đơn vị có 10 năm hoạt động trong ngành và là đối tác ủy quyền của Google tại Việt Nam. Ông Hiển cho biết:

  • “Bản thương mại của G Suite by Google Cloud được Google ấn định mức giá đồng nhất trên toàn cầu và công bố tại đây.
  • Và tại thị trường Việt Nam được công bố trên trang Google tại đây.

Theo đó, Việt Nam và khoảng 05 nước đang phát triển khác được ưu đãi phí theo chính sách của Google. Phí bản G Suite Basic là 50 Usd/user/năm với thì trường quốc tế và 30 usd/user/năm với thị trường Việt Nam và một số nước đang phát triển khác. Bản G Suite Business có phí đồng loạt là 120 usd/user/năm. Phí trên chưa bao gồm các loại thuế theo quy định của pháp luật. Như vậy nếu tính theo tỷ giá ngoại tệ hiện tại cộng thêm thuế nhà thầu 10% đối với bản quyền phần mềm dành cho Google thì tại Việt Nam và các nước đang phát triển khác, phí bản G Suite Basic là khoảng 760,000VND/user/năm và G Suite Business là khoảng 3,040,000VND/User/năm. Cách duy nhất để khách hàng có thể thương lượng phí với Google là mua với số lượng lớn hơn 300 users để được Google xem xét.

Lý giải vì sao có người rao bán bản G Suite với giá siêu rẻ trên thị trường, vị đại diện Incomda bày tỏ quan điểm có thể có một số khả năng sau đây xảy ra:

1. Trước năm 2012 Google có phát hành một số bản miễn phí có tính năng hạn chế để thử nghiệm và hiện đã ngừng phát hành. Một số người nhanh tay đăng ký được các gói 10 user, 50 user hoặc nhiều hơn với các tên miền của họ. Bây giờ họ mang bản này ra bán lại cho khách hàng để thu lợi. Điều này là vi phạm nghiêm trọng chính sách thương mại hóa sản phẩm miễn phí không do mình sở hữu và sẽ bị Google khóa hàng loạt sau mỗi kỳ quét định kỳ.

2. Ngoài bản thương mại, Google có phát hành bản dành cho tổ chức giáo dục và phi lợi nhuận đủ điều kiện và được sử dụng miễn phí nếu vượt qua được quá trình xét hồ sơ của Google. Một số đơn vị hoặc cá nhân (có thể là cơ quan thật hoặc có thể làm hồ sơ mạo danh) bằng cách nào đó có được bản cấp phép này. Nhưng thay vì sử dụng nội bộ như cam kết trong chính sách dịch vụ thì họ lại mang ra bán lại và thu lợi.

3. Một số đơn vị bán lại cung cấp bản chính thức nhưng phá vỡ các cam kết với Google để hạ giá ban đầu nhằm cạnh tranh và dành khách hàng. Hoặc họ không tính thuế theo quy định của pháp luật hiện hành nên có lợi thế trước mắt về giá. Sau đó có thể họ sẽ điều chỉnh tăng giá trở lại vào kỳ gia hạn khi khách hàng đã nhỡ ký hợp đồng và ngại thay đổi đối tác.

Đối với cả hai trường hợp đầu tiên, trong quá trình quét hệ thống định kỳ, Google phát hiện các dấu hiệu lạm dụng và thương mại hóa bất hợp pháp, Google sẽ lập tức khóa tài khoản vĩnh viễn và khi đó nạn nhân là khách hàng mua lại sẽ bị ngừng hệ thống, mất dữ liệu và thậm chí là bị Google cấm không cho phép sử dụng dịch vụ của Google với tên miền đó nữa.

“Khách hàng doanh nghiệp cần tỉnh táo xem xét thật kỹ tư cách của người bán có phải là đối tác được ủy quyền của Google về G Suite hay không (đề nghị họ trình ra đường dẫn chứng nhận đối tác G Suite by Google Cloud). Ngoài ra, kể cả khi bên bán lại có chứng nhận đối tác của Google cũng chỉ nên làm việc với các đối tác tuân thủ tuyệt đối chính sách giá của Google và thực thi đầy đủ nghĩa vụ thuế với cơ quan nhà nước. Những đối tác bán phá giá dưới giá quy định của Google hoặc không am hiểu pháp luật về nghĩa vụ thuế sẽ ẩn chứa những rủi ro bị Google hủy tư cách đối tác do phá vỡ cam kết thỏa thuận, cạnh tranh không lành mạnh hoặc bản thân họ mang rủi ro vi phạm pháp lý với các chính sách thuế hiện hành. Khi đó nguy cơ bị gián đoạn dịch vụ nữa chừng là rất lớn. Trong thực tế có nhiều doanh nghiệp từng gặp rắc rối khi nhà bán lại của họ không đủ năng lực tài chính duy trì hoạt động do đã bán rẻ để phá giá nên bị Google tước quyền đối tác hoặc bị ép tăng giá trong kỳ gia hạn sau.” Ông Hiển cho biết.

Nguồn: Tinhte.vn

Click to comment

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

BÀI VIẾT NỔI BẬT

To Top