Khám Phá

[Hướng Dẫn Du Học Nhật Bản] – Tất tần tật từ A-Z (Học tiếng, học CĐ,ĐH, Việc Làm)

Du học Nhật Bản hiện nay là một xu thế cho các bạn trẻ với nhiều ước mơ hoài bão, có người muốn tiến theo con đường tri thức, có người muốn tìm hiểu văn hóa, trải nghiệm cuộc sống, có người lại muốn kiếm tiền… Vậy con đường Du học sinh Nhật Bản có những lợi thế và bất cập gì? Những khó khăn nào mà bạn cần trải qua để có thể đến được đích cuối cùng? Tất tần tật sẽ có trong bài viết này, bài viết tổng hợp từ đầu tới cuối, từ chọn trường học tiếng, làm gì khi học tiếng xong, thi cử thế nào để được vào các trường đại học, cao đẳng danh tiếng tại Nhật, việc làm sau khi có tấm bằng cử nhân….

Ⅰ.Chế độ giáo dục của các trường ở Nhật Bản

Chế độ giáo dục của Nhật Bản là bắt đầu trường mầm non, sau đó là 6 năm tiểu học, 3 năm trung học cơ sở là kết thúc quá trình học tập nghĩa vụ bắt buộc (9 năm). Tiếp sau đó là trường trung học phổ thông 3 năm. Sau đó những người đã tốt nghiệp trung học phổ thông tại Nhật hoặc tương đương. Thời gian kết thúc cũng nhưng đặc tính tùy thuộc vào mỗi cấp học. Năm học thường được bắt đầu vào tháng 4. Vì vậy chủ yếu các kỳ thi là dành cho kì nhập học tháng 4. Các bạn nên lưu ý về thời gian và lịch trình.

1. Cao học, Đại học, Cao đẳng

Thông thường đại học của Nhật là 4 năm, cao đẳng (kosen) là 2 năm. Cao học thì chia ra làm 2 quá trình : thạc sỹ là 2 năm, tiến sỹ là 5 năm. Trường Chuyên môn (senmon) là 2 năm. Ngoài ra các trường cũng được chia theo trường quốc lập, trường công lập ( do tỉnh, địa phương thành lập ), trường tư lập. Trong đó trường tư lập chiếm phần lớn. Hiện tại học sinh tốt nghiệp cấp 3 của Nhật Bản thì có hơn một nữa là tiếp tục học lên các trường Đại học, Cao đẳng. Tại thời điểm ngày 1 tháng 5 năm 2012, trong số 135 756 du học sinh thì có 69 274 người học đại học, 39 641 người học cao học, 1603 người học cao đẳng.

Đặc điểm của Đại học, Cao học

Chế độ đại học 4 năm được chia ra theo các ngành học. Ngành khoa học Nhân văn ( như văn học, ngoại ngữ học), ngành khoa học Xã hội (như pháp luật, kinh tế, thương mại ), ngành khoa học Tự nhiên (như khoa học kỹ thuật, nông nghiệp học). Dưới các ngành là các khoa như khoa Anh văn, khoa pháp luật học, khoa kinh tế học…Cao học thì được theo bậc học, ngành học mà chia ra thạc sỹ, tiến sỹ.

Đại học thông thường là 4 năm với 124 tín chỉ đạt được sẽ đủ điều kiện tốt nghiệp. Sau khi tốt nghiệp sẽ được gọi là Cử nhân.

Đặc điểm của Cao đẳng

Ở trường Cao đằng thì không chia ra các ngành mà chia theo các khoa. Ví dụ liên quan tới Nhân văn thì có khoa quốc ngữ, Anh văn. Liên quan tới xã hội học thì có khoa thương mại, khoa thư ký. Liên quan tới văn hóa thì có khoa văn hóa, khoa văn hóa quốc tế. Liên quan tới khoa học công nghệ thì có khoa kỹ thuật ô tô, kỹ thuật cơ khí. Liên quan tới y học thì có khoa hộ lý, khoa điều dưỡng. Liên quan tới giáo dục thì có khoa giáo dục mầm non, phúc lợi trẻ em. Liên quan tới gia đình thì có khoa dinh dưỡng nấu ăn, khoa thiết kế thời trang. Liên quan tới nghệ thuật thì có khoa mỹ thuật, khoa thiết kế …Ngoài ra còn những ngành học liên quan khác.

Để tốt nghiệp thì cần tối thiểu là 62 tín chỉ (nếu theo khóa học 3 năm thì là 93 tín chỉ trở lên )

Khi tốt nghiệp thì được gọi là Cử nhân cao đẳng.

2. Trường Chuyên môn

Là tổ chức giáo dục dào tạo dạy nghề được cấp phép bỏi tỉnh, thành phố. Tại tời điểm ngày 1 tháng 5 năm 2012 thì có 25 167 du học sinh học tập tại các trường Chuyên môn. Ngoài ra, trên toàn nước nhận thì số lương học sinh theo học các trường Chuyên môn đã vượt qua các trường Cao đẳng, về mặt xã hội thì trường Chuyên môn cũng đã khẳng định được vị thế của mình.

Đặc điểm trường Chuyên môn (trường nghề) (Semon).

Khóa học 2 năm, tổng số tiết học trên 1700 giờ là đủ điều kiện để tốt nghiêp. Khi đó nếu muốn học tiếp lên đại học thì bạn có thể theo học tiếp vào năm thứ 3 đại học( có trường hợp là năm thứ 2 ). Khóa học 4 năm với 3400 tiết học, sau khi tốt nghiệp bạn có thể tiếp tục học lên cao học.
 

Ⅱ.Chuẩn bị khi đi du học

Mục đích của việc du học

Mục đích đi du học của mỗi người khác nhau, ví dụ: có người thì để học một ngôn ngữ mới, có người thì để lấy bằng cử nhân, có người thì để nghiên cứu, có người thì là để trải nghiệm văn hóa nước ngoài…Tùy theo mục đích đi du học của các bạn mà việc chọn trường mỗi người cũng mỗi khác: Cao đẳng, Đại học, Cao học, , trường Chuyên môn, trường đại học, cao đẳng theo chương trình giao lưu học sinh, hay trường tiếng Nhật, ngoài ra VISA cũng sẽ theo đó mà khác nhau. Vì những lý do đó, đầu tiên bạn cần phải xác định rõ mục tiêu đi du học và khoảng thời gian dự định đi du học. Do đó hãy cũng bắt đầu quá trình ” Chuẩn bị đi du học”.

Thi đầu vào

 

Tư cách nhập học

Để có thể học lên Đại học, Cao học, Cao đẳng hay các trường Chuyên môn của Nhật bạn cần phải đạt được những điều kiệu dưới đây :

① Học hết lớp 12 trở lên ở trong nước (nếu là cao học thì học ít nhất 16 năm ). Ngoài ra, để có thể dự kì thi nhập học thì bạn cần phải trên 18 tuổi và có bằng cấp 3 ở trong nước.

※Trong trường hợp bạn hoàn thành chương trình tương đương với trung học phổ thông của Nhật mà chỉ mất 10 hay 11 năm thì bạn cần tham gia khóa học chuẩn bị để vào đại học của Nhật Bản do Bộ Văn hóa – Khoa học chỉ định, sau khi tham gia khóa học này và đến 18 tuổi bạn có thể tham dự kì thi đại học của Nhật Bản.

(Đại học, Cao học, Cao đẳng )Ngoài những trường nhận kết quả của kì thi dành cho du học sinh thì một số trường yêu cầu năng lực tiếng Nhật N1 (khi trước là 1 kyu).

Trường Chuyên môn thì chỉ cần những điều kiện sau :

・Học từ 6 tháng trở lên ở các trường dạy tiếng Nhật
・Năng lực tiếng Nhật N2 ( trước đây là 2 kyu )
・Học trên 1 năm ở các trường tiểu học – trung học cơ sở- trung học phổ thông của Nhật.
・Kì thi du học sinh (EJU) đạt 200 điểm trở lên ( Đọc hiểu, nghe hiểu )

Tư cách lưu trú (Du học )

Nếu bạn muốn theo học ở trường Đại học, Cao học, trường Chuyên môn của Nhật thì bạn cần làm theo những bước sau : ① Có giấy báo nhập học từ trường của Nhật. ② Làm hộ chiếu ③ Xin VISA

Xin tư cách lưu trú : Xin VISA cùng với xin tư cách lưu trú tại Nhật Bản là rất quan trọng. Xin tư cách lưu trú thì có 2 cách như sau. ① Tự bản thân xin : Đến Đại sứ quán (hoặc Lãnh sự quán) của Nhật ở trong nước để xin Visa
② Nhờ người đại diện xin visa : Người của cơ quan, văn phòng tại Nhật Bản sẽ đại diện cho người muốn xin visa đến Cục xuất nhập cảnh tại địa phương để xin tư cách lưu trú.

Theo thống kê thì xin theo cách 2 là phổ biến hơn. Cũng có trường hợp xin theoc cách 1 nhưng xin visa từ 1 cơ quan ngoài Nhật Bản sẽ mất nhiều thời gian hơn.
Những bạn nhập cảnh vào Nhật Bản với tư cách lưu trú là “đi học” ở các trường tiếng Nhật thì khi sống ở Nhật có thể sẽ phải làm 1 thủ tục nhất định đó là thủ tục đổi sang tư cách lưu trú là “du học sinh”. Trong trường hợp này, khi nhập quốc, lưu trú bạn sẽ không cần phải nộp thẻ căn cước tuy nhiên, khi nộp hồ sơ ở trường Đại học, Cao đẳng, trường Chuyên môn thì cần phải có người bảo hộ, người liên lạc.
★Lưu ý : Từ ngày 1 tháng 7 năm 2010 thì tư cách lưu trú “du học sinh”, “đi học” được chung là “du học sinh” the luật xuất nhập cảnh sửa đổi bổ sung (cục quản lý xuất nhập cảnh và luật quản lý dân tị nạn).

Nộp hồ sơ

Những người có đủ tư cách dự thi, trước khi dự kì thi nhập học thì bắt buộc phải nộp hồ sơ xin học. Sau khi nhập được thông tin tuyển sinh của trường muốn học, bạn phải chuẩn bị những giấy tờ cần thiết, giấy tờ nhà trường yêu cầu sau đó nộp cho trường. Đương nhiên là tùy thuộc vào trường các bạn muốn xin học mà thời gian nộp hồ sơ sẽ khác nhau. Ngoài ra, ở trường Chuyên môn thì hạn hộp hồ sơ chính là khi họ đã tuyển đủ sinh viên, vì vậy nếu bạn không nộp hồ sơ nhanh thì sẽ hết hạn, vì vậy bạn cũng cần phải chú ý điều này.

Phương pháp lựa chọn

Sau khi nộp hồ sơ sẽ đến thi tuyển. Tùy theo trường mà phương pháp tuyển chọn sẽ khác nhau. Vì vậy trước khi đến kì thi tuyển các bạn cần phải xác nhận lại cách thi tuyển của trường. Cụ thể như sau: ① Lựa chọn hồ sơ, ② Phỏng vấn, ③ Lựa chọn theo năng lực tiếng Nhật, ④ Lựa chọn bằng thi theo khoa, ⑤ Thi viết 1 bài luận nhỏ, ⑥ Đại khái những phương pháp lựa chọn của các trường sẽ như ở trên, họ có thể dùng một số cách lựa chọn khác nhau

Khi nghĩ đến việc học tiếp lên trường Đại học, Cao đẳng, trường Chuyên môn thì bạn cần chú ý đến những điếm sau :

  • (1)Lựa chọn trường
  • (2)Tư cách dự thi ( Kì thi du học sinh – EJU, kì thi năng lực tiếng Nhật-JLPT N1, N2 )
  • (3)Nội dung thi, phương pháp tuyển chọn (tùy theo trường), nội dung thi, ngày thi, địa điểm thi
  • (4)Hồ sơ tuyển sinh : thủ tục nộp hồ sợ, giấy tờ cần thiết, thời hạn nộp hồ sơ.
  • (5)Tiền học năm đầu tiên : Số tiền phải nộp khi nhập học, phương pháp nộp

Học phí, sinh hoạt phí

Khi học tiếp lên Đại học, Cao đẳng hay trường Chuyên môn thì H317học phí và sinh hoạt phí sẽ tốn khá nhiều tiền. Cần phải tìm hiểu rõ ràng những khoản tiền cần thiết và phải có phương pháp chuẩn bị kỹ lưỡng và rõ ràng. Khi nộp hồ sơ vào các trường của Nhật Bản thì việc chứng minh tài chính rất quan trọng.

Học phí

Tùy thuộc vào loại trường, lĩnh vực mà học phí của các trường là khác nhau. Hơn nữa, trong cùng 1 lĩnh vực mà tùy theo cơ sở vật chất, nội dung đào tạo mà học phí cũng có sự khác biệt lớn. Ngoài ra, học phí năm đầu thì ngoài tiền học phí ra thì còn có tiền phí nhập học, tiền xây dựng. Đó là tiền học phí, ngoài ra thì còn phải chú ý tới cách đóng tiền nữa.

Học bổng

Để giảm nhẹ gánh nặng học phí và sinh hoạt phí cho sinh viên thì nhà nước, địa phương, các tổ chức tư nhân hoặc có thể là nhà trường có những chính sách cấp học bổng khác nhau. Tuy nhiên là trong hầu hết trường hợp là đều có chế độ học bổng. Nhưng nếu chỉ tiền học bổng thì không thể đủ được nên bạn cần phải tiết kiệm tiền đi làm, tiền làm thêm …Hơn nữa, không phải tất cả mọi du học sinh đều có thể đăng kí học bổng, vì vậy cần phải chuẩn bị cho trường hợp này.

Hộc bổng hỗ trợ du học sinh của Bộ văn hóa giáo dục Nhật Bản (Học bổng JASSO)
Đây là chế độ học bổng dành cho sinh viên đã nhập cảnh của tổ chức hành chinh độc lập hỗ trợ sinh viên của Nhật Bản. Học bổng này cũng có thể trao cho những bạn có thành tích cao trong kì thi du học sinh Nhật Bản.

Đối tượng cơ quan : Cao học, Đại học, Cao đẳng, trường Chuyên môn, khoa dành cho du học sinh ở trường Đại học, Cao đẳng, trường học chuẩn bị để vào trường Đại học của Nhật (trường dự bị).

Ngoài các chế độ học bổng thì cũng nhiều trường có chế độ miễn, giảm học phí dành cho du học sinh vì vậy các bạn cũng nên chú ý tới việc các trường có hay không những chế độ này.

Chế độ bảo hiểm y tế

Những người được cấp phép ở Nhật từ 1 năm trở lên đều phải tham gia bảo hiểm quốc dân. (Việc đăng kí bảo hiểm quốc dân được pháp luật quy định rõ ). Sau khi đăng kí thì phải đóng tiền bảo hiểm hàng tháng. Tùy theo quận, huyện, địa phương mà tiền phí sẽ khác nhau nhưng nhiều nhất là 2 man /1 năm. Khi bị ốm hay bị thương mà cần phải điều trị thì trình thẻ bảo hiểm ra bạn sẽ chỉ phải chi trả 30% chi phí điều trị.

Nhà trọ

Bộ văn hóa giáo dục Nhật Bản cũng có những chính sánh hỗ trợ du học sinh về vấn đề nhà trọ, nhưng hiện tại thì 78.3% du học sinh là trọ tại nhà dân hoặc trọ tại những khu tập thể. Liên quan tới vấn đề nhà trọ của du học sinh thì bạn có thể tới gặp người phụ trách vấn đề này của trường hoặc cơ quan hỗ trợ du học sinh của địa phương để hỏi.

Việc làm thêm

Do không đủ tiền học phí cũng như sinh hoạt phí nên số lượng học sinh, sinh viên sau khi kết thúc giờ học thì đi làm thêm cũng không phải là ít. Những bạn có tư cách là du học sinh nếu muốn đi làm thêm thì sau khi được sự cho phép của trường thì sự cho phép của cục xuất nhập cảnh cũng là cần thiết.
※Ngoại trừ các hoạt động bị cấm : mại dâm theo hình thức của hàng hoặc không cửa hàng, các dịch vụ kinh doanh bằng đĩa khiêu dâm, dịch vụ trò chuyện giới thiệu qua điện thoại hoặc không.

★Những kì nghỉ dài thì được làm 1 ngày 8 tiếng

Những cơ quan đoàn thể liên quan tới Du học sinh ở Nhật

Bộ văn hóa giáo dục Nhật Bản, cục giáo dục phổ thông, phòng hỗ trợ sinh viên

URL: http://www.mext.go.jp/a_menu/koutou/ryugakuĐịa chỉ: 〒100-8959 2-2-1 Kasumigaseki, Chiyoda-ku, Tokyo
Tel: 03-5253-4111 (đại diện)

Tổ chức hành chính độc lập hỗ trợ du học sinh Nhật Bản (JASSO)

URL: http://www.jasso.go.jpĐịa chỉ:  〒226-8503 4259 S-3 Nagatsuta, Midori-ku, Yokohama, Kanagawa

〒 153-8503 4-5-29 Kobama, Meguro, Tokyo (trụ sở chính )

〒 135-8630 2-2-1 Oumi, Koto, Tokyo (Phòng kế hoạch công tác du học sinh, phòng học bổng quốc tế, phòng giao lưu quốc tế, phòng thông tin du học)

Bộ phận công tác du học sinh

Phòng khảo thí du học: TEL 03-6407-7457
Phòng công tác du học sinh và phòng học bổng quốc tế: TEL 03-5520-6030
Phòng giao lưu quốc tế: TEL 03-5520-6033

Trung tâm thông tin du học

Phòng thông tin du học sinh: TEL 03-5520-6111

Truyền hình vệ tinh Kobe: TEL 078-242-1745

Cục xuất nhập cảnh chính: TEL 078-242-1745

Cục xuất nhập cảnh chính

URL: http://www.immi-moj.go.jp/

Ⅲ.Sau khi tốt nghiệp cho sinh viên nước ngoài

Việc làm tại Nhật Bản

Sau khi kết thúc, học đủ tín chỉ tại các trường Đại học (Cao học), Cao đẳng, trường Chuyên môn thì bạn có thể làm việc tại Nhật. Trường hợp là trường Chuyên môn thì bạn phải có bằng tốt nghiệp. Trong trường hợp xin việc ở Nhật thì đa phần là bạn phải làm theo chuyên môn đã học tại trường vì vậy bạn cần chú ý điểm này. Khi được tuyển dụng, bạn phải đổi từ visa du học sinh sang visa đi làm, vì vậy bạn phải nộp lên cục xuất nhập cảnh giấy tờ của công ty bạn được tuyển dụng cùng với đơn xin chuyển visa (bạn không thể tự mình đi xin visa). Những tư cách lưu trú có thể lao động tại Nhật chi tiết tại bảng 4. Năm 2011 có 9143 người chuyển tử visa du học – visa đi học sang visa lao động, trong đó 8586 người (93,9% ) được cấp phép. Những tư cách lưu trú chính là 「Nhân văn – nghiệp vụ quốc tế」「kỹ thuật」nội dung công việc là dịch thuật, phiên dịch là nhiều nhất, tiếp theo là buôn bán – kinh doanh, xử lý thông tin, nghiệp vụ hải ngoại theo thứ tự.
Du học sinh học tập tại Nhật, sau khi trở về nước, để nâng cao thành quả học tập ở nước ngoài và để có thể thành công ở trong nước thì Tổ chức hành chính động lập hỗ trợ du học sinh Nhật Bản xây dựng những chương trình dành cho những bạn làm việc cho chính phủ, giáo dục, nghiên cứu hoặc những tổ chức cộng đồng đó là gửi tài liệu chuyên môn miễn phí hoặc cơ hội học tập nghiên cứu ngắn hạn (tối đa 90 ngày) tại trường đại học của Nhật.

Cơ quan giới thiệu việc làm cho du học sinh

Trung tâm dịch vụ giới thiệu việc làm cho người nước ngoài (Tokyo Employment Service Center for Foreigners)

〒106-0032 Roppongi Job Park tầng hầm 1 3-2-21 Roppongi, Minato-ku, Tokyo
TEL 03-3588-8639
URL http://www.tfemploy.go.jp/

Trung tâm dịch vụ giới thiệu việc làm cho người nước ngoài OSAKA (Osaka Employment Service Center for Foreigners)

〒530-0001 tầng 15 tòa nhà Osaka ekimae dai 2, Umeda, Osaka, Kita-ku, Osaka, Osaka
TEL 06-6344-1135
URL http://www.osaka-rodo.go.jp/hw/gaisen/

 

Lời khuyên: Đó là thông tin chi tiết về con đường đi du học của các bạn trẻ, từ đó có thể xác định được đích đến và mục tiêu phấn đấu trong tương lai. Những bạn có lực học yếu hoặc gặp khó khăn với tiếng nhật, hoặc gia đình khó khăn về tài chính thì mình khuyên nên đi “Thực Tập Sinh”, với chi phí đi rẻ hơn so với đi Du Học sinh, đặc bặt với bạn mà phải chịu áp lực trả nợ với các khoản vay thì dễ thở hơn rất rất nhiều. Sau khi hoàn thành thời gian thực tập 3 năm (hoặc có thể 5 năm) các bạn về nước sẽ có một khoản vốn vài trăm triệu (sau khi trả hết nợ, lãi ngân hàng …) kinh nghiệp làm việc, bạn nào chăm chỉ sẽ có cả trình tiếng Nhật N4 N3 tùy vào sự chăm chỉ.
– Tùy vào bằng cấp mà bạn có thể tùy chọn định hướng:
+ Thứ 1: Bạn có bằng đại học có thể trở lại Nhật dưới dạng quản lý TTS với mức lương “ngon” hơn, công việc “sướng” hơn…
+ Thứ 2: Bạn có thể tiếp tục trở lại Nhật theo con đường Du học sinh (cách này khó hơn, thường áp dụng cho các bạn có ý chí, muốn phấn đấu theo con đường tri thức), bạn sẽ gặp khó khăn trong kiến thức, trong khả năng nhận thức, sự giới hạn của tuổi tác của trường bên Nhật…

Không nên nghe các công ty môi giới tư vấn, trước khi đi hãy xác định rõ mục tiêu của mình, một khi mục tiêu đã định hình thì hãy theo tới cùng, đừng để ý chí lung lay.

Bạn muốn tương lai mình sáng sủa, lao động trí óc, có cơ hội thăng tiến, hay tương lai mình thoải mái, tự do (có thể kinh doanh riêng hay hiện thực hóa ước mơ…) mỗi một con đường đều có lợi thế mà rủi ro. Không phải cứ đi du học là sướng, tương lai sáng sủa (đặc biệt là các em 18, mới tốt nghiệp THPT, các em chưa định hình được mục tiêu hoặc chịu sự chèn ép từ gia đình….), cũng không hẳn các bạn đi XKLĐ, TTS mà tương lai chỉ lao động chân tay. Đối vỡi suy nghĩ từ khía cạnh của mình thì tiền chỉ là hệ quả tất yếu chứ không phải cái đích để phấn đấu.

Tham khảo: studyinjpn.com

Click to comment

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

BÀI VIẾT NỔI BẬT

To Top