Blog

Dropshipping là gì? Làm thế nào để bắt đầu?

dropshipping

 

Bài này là bài đầu tiên trong Series Dropshipping

 

Dropshipping là một phương pháp thực hiện bán lẻ nơi một cửa hàng không giữ các sản phẩm bán tại kho. Thay vào đó, khi một cửa hàng bán một sản phẩm, họ mua sản phẩm từ một bên thứ ba và vận chuyển trực tiếp cho khách hàng. Kết quả là, các thương gia không bao giờ nhìn thấy hoặc xử lý các sản phẩm.

Sự khác biệt lớn nhất giữa dropshipping và mô hình bán lẻ truyền thống là các thương gia bán không lưu trữ hàng hóa của mình trong kho. Thay vào đó, việc xử lý hàng hóa và hàng tồn do bên thứ 3 đảm nghiệm (thường là một người bán buôn hoặc nhà sản xuất)  để hoàn thành đơn đặt hàng.

Mô hình này có các ưu và nhược điểm sau

Ưu điểm

Đầu tư ít vốn – Lợi thế lớn nhất của dropshipping là nó có thể xây dựng một thương hiệu bán lẻ như truyền thống nhưng không mất hàng chục triệu, hàng trăm triệu để nhập hàng về kho như trước. Theo truyền thống, các nhà bán lẻ phải nhập một số lượng hàng hóa cực lớn trong kho.

Với mô hình dropshipping, bạn không cần phải mua một sản phẩm, trừ khi bạn đã thực hiện việc bán và đã được trả tiền bởi các khách hàng. Nếu các công ty không có khoản đầu tư lớn nhưng vẫn thành công và doanh thu tăng thì đó có thể là một doanh nghiệp dropshipping thành công với số vốn rất ít.

Dễ dàng để bắt đầu – Chạy một doanh nghiệp thương mại điện tử  dễ dàng hơn nhiều khi bạn không phải suy nghĩ về số lượng hàng trong kho. Với dropshipping, bạn sẽ không phải lo lắng về:

  • Chi phí quản lý và vận hành nhà kho
  • Đóng gói và vận chuyển các đơn đặt hàng của bạn
  • Theo dõi hàng tồn kho các khoản quỹ cho kế toán
  • Xử lý, trả lại hàng trong nước
  • Liên tục nhập sản phẩm mới và quản lý hàng cũ

Tỉ lệ rủi ro thấp – Bạn không phải bỏ một khoản tiền lớn để nhập hàng về kho, quản lý kho hàng nên tỉ lệ rủi ro của bạn rất thấp. Trong thực tế, đã có rất nhiều doanh nghiệp dropshipping thành công với “doanh nghiệp hoạt động tại nhà” chỉ với một chiếc máy tính và các chi phí nhỏ khác. Khi doanh nghiệp hoặc mô hình của bạn kinh doanh lớn thì chi phí cũng tăng không đáng kể. Tỉ xuất giữa chi phí và lợi nhuận rất cao.

Lựa chọn loại sản phẩm – Bởi bạn không có vốn để nhập các mặt hàng muốn bán nhưng bạn có thể cung cấp một loạt các sản phẩm tiềm năng cho khách hàng của bạn. Nếu nhà cung cấp bạn bán họ yêu cầu số lượng sản phẩm trong kho thì bạn có thể liệt kê nếu trang web đó không tính thêm phí.

Công việc đơn giản hơn rất nhiều – Nếu một doanh nghiệp truyền thống khi sức mua tăng gấp 3 lần thì mọi bộ phận sẽ phải hoạt động tăng thời gian để có thể kịp giao các sản phẩm tới khách hàng. Với dropshipping thì mọi công đoạn sẽ qua tay các nhà cung cấp trung gian, từ nhà bán lẻ thứ nhất, đối tác vận chuyển, đối tác thanh toán v.v… Còn bạn sẽ chỉ tăng cùng lắm là dịch vụ khách hàng, ở đây mình nói tới đó là hỗ trợ và chăm sóc khách hàng trước và sau bán hàng. Và kinh doanh ở mô hình dropshipping sẽ có lợi hơn mô hình truyền thống.

Với những lợi thế nêu trên thì dropshipping thực sự rất hấp dẫn với những người mới và các công ty mới thành lập. Nhưng, dropshipping không phải là một con đường trải đầy hoa, màu hồng như các bạn đang suy nghĩ. Có rất nhiều rủi ro mà bạn không thể lường trước với mô hình này và thất bại là một điều quá nỗi bình thường.

 

Nhược điểm

Lợi nhuận thấp – Lợi nhuận thấp là một điều không thể tránh khỏi với mô hình dropshipping vởi vì nó rất dễ để một người bình thường có thể bắt đầu. Nhiều cửa hàng sẽ để giá rất thấp nhằm tăng sự hiện diện trong mắt khách hàng và tăng số lượng sản phẩm bán ra. Do đó bạn phải hạ giá thành xuống để có thể cạnh tranh, nhưng không nên hạ xuống dưới giá sàn nhằm phá giá thị trường.

Các thương gia thường có các trang web có chất lượng sản phẩm thấp, dịch vụ hỗ trợ khách hàng rất kém. Nhưng điều đó sẽ không cản trở khách hàng so sánh giá cả so với cửa hàng của bạn, bởi giá không phải là yếu tố chính quyết định bạn có bán được sản phẩm đó không, nhưng nó là yếu tốt quan trọng nhất dẫn đến thành công đó. Sự cạnh tranh khốc liệt về giá này sẽ làm bạn giảm tỉ xuất lợi nhuận đi nhiều. Nhưng bạn sẽ có thể giải quyết vấn đề này một cách đơn giản (Mình sẽ phân tích ở bài viết số 4 trong Series Dropshipping này)

Các vấn đề hàng tồn kho – Do bạn không trực tiếp quản lý số lượng hàng hóa trong kho nên việc theo dõi, thống kê và phân tích dữ liệu sẽ rất khó khăn. Số lượng sản phẩm trong kho của cửa hàng bạn sẽ thường xuyên phải thay đổi do phải phụ thuộc vào bên nhập. Cách này vẫn phải làm thủ công do các nhà cung cấp dịch vụ không hỗ trợ đồng bộ.

Vận chuyển hàng hóa cực kỳ phức tạp – Đây có lẻ là giai đoạn khó khăn nhất của dropshipping. Nếu bạn nhập hàng từ nhiều nhà cung cấp khác nhau, ố lượng hàng hóa sẽ được lấy từ nhiều nguồn dẫn tới việc thống kê và phân loại vận chuyển sẽ khiến bạn bối rối, nhất lầ đối với những người mới bắt đầu dropshipping.

Bạn sẽ là đối tác trung gian liên kết, nếu khách hàng đặt lệnh 3 sản phẩm thì bạn sẽ chịu 3 phí vận chuyển riêng biệt từ mỗi sản phẩm cho khách hàng. Nhưng bạn sẽ có cách khôn khéo để xử lý tình huống này, khách hàng sẽ nghĩ bạn phải trả rất nhiều tiền cho chi phí vận chuyển. Và nếu bạn có qua được bước này thì tính toán và đồng bộ hóa các khoản phí sẽ khiến bạn đau đầu.

Lỗi nhà cung cấp – Bạn đã bao giờ được đổ lỗi cho một cái gì đó không phải là lỗi của bạn, nhưng bạn phải chấp nhận trách nhiệm cho những sai lầm không?

Ngay cả nhưng doanh nghiệp dropshipping lớn cũng phạm sai làm khi hoàn thành đơn đặt hàng, những sai lầm mà bạn phải chịu trách nghiệm và xin lỗi. Các đối tác vận chuyển kém chất lượng và nhỏ sẽ gây ra sự thất vọng cho khách hàng, hàng hóa bị lỗi, bể vỡ, hoặc thậm chi mất hàng có thể làm tổn hại nghiêm trong danh tiếng của bạn.

Và còn rất nhiều những rủi ro thường trực khác đang chờ đón bạn phía trước như chạy quảng cáo martketing, các khoản phí chồng phí từ các nhà cung cấp dịch vụ, tỉ lệ sản phẩm bị hoàn trả, phí trả ngược và refun v.v… Sẽ khiến bạn sớm nản lòng và bỏ cuộc.

Giá trị của Dropshipping

Như mình đã phân tính và cảnh báo, Dropshipping không phải dễ chơi. Dropshipping không phải là một cách để xây dựng doanh nghiệp thành công. Mô hình này có lợi thế nhất định nhưng kèm theo đó là rất nhiều những rắc  rối và khó khăn kèm theo.

Dropshipping không phải là mảnh đất dễ chơi, và nó khách biệt rất nhiều so với mô hình kinh doanh truyền thống và bạn phải là một con người rất kiên nhẫn, cần cù, chịu khó mới có thể thu quả ngọt. Dropshipping không mất mát gì nhiều nhưng rất ít người có thể chinh phục được. Bạn có thể thử sức và xem mình có “duyên” với dropshipping không nhé.

Phần tiếp theo: Các chuỗi cung ứng và hoàn thành quá trình

 

Click to comment

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

BÀI VIẾT NỔI BẬT

To Top