Blog

Chữ Trung Quốc – Khải, Lệ, Hành, Thảo, Triện là gì?

Chữ Trung Quốc là hệ thống chữ tượng hình, các chữ chủ yếu được ký hiệu qua một sự vật sự việc nào đó. Thường chúng khá dễ học. Tuy nhiên hệ thống chữ viết Trung Quốc có rất nhiều kiểu viết khác nhau như kiểu viết thường hằng này hay sử dụng, viết thư pháp, hành thư…. khiến những người mới học tiếng Trung rất hoang mang không biết có nên học tất cả hay không?

Lịch sử chữ Hán trải qua các hinh dạng Chữ Giáp Cốt, chữ Kim, chữ Triện, chữ Lệ. chữ Khải và chữ Thư hiện nay.

Vậy chữ Trung Quốc Tống, Khải, Lệ, Hành, Thảo, Triện là gì?

5-kieu-chu-han-thong-dung

 

 

Chữ Khải:

(Trung văn phồn thể: 楷書; Trung văn giản thể: 楷书; bính âm: kǎishū), còn gọi là chân thư (真書), chính khải (正楷), khải thể (楷體) và chính thư (正書), là phong cách viết chữ Hán ra đời muộn nhất (xuất hiện khoảng giữa thời Đông Hán và Tào Ngụy và phát triển thành phong cách riêng vào thế kỷ 7 CN)

Đây là kiểu chữ chính thức, chuẩn mực, dễ nhận biết, dễ đọc nhất và vẫn là phổ thông nhất trong các kiểu viết chữ Hán hiện nay.

Khải thư楷书 là bước phát triển hoàn thiện nhất của chữ Hán. Chữ Khải lưu truyền đến ngày nay, sau chữ Khải không còn thể chữ nào tiến bộ hơn nữa. Chữ Khải kết cấu chặt chẽ, nét bút chỉnh tề, lại đơn giản dễ viết, vô cùng quy phạm. Phần lớn chữ in ngày nay đều thuộc về chữ Khải.

Lịch sử:

Chữ Khải ra đời vào khoảng đời Hán, hoàn thiện vào đời Ngụy Tấn, phát triển rực rỡ vào đời Đường. Chữ Khải thời kì đầu còn có chút xu hướng của chữ Lệ, nhưng cũng rất ít.

Cuối đời Đông Hán có Chung Diêu 钟繇, Ngụy Tấn có Vương Hi Chi王羲之, là những danh gia thư pháp nổi tiếng về chữ Khải và chữ Hành. Đời Đường, thư pháp chữ Khải phát triển cực thịnh, rất nhiều danh gia xuất hiện. Sơ Đường có Ngu Thế Nam虞世南, Âu Dương Tuân欧阳询, Chử Toại Lương褚遂良, Trung Đường có Nhan Chân Khanh颜真卿, Vãn Đường có Liễu Công Quyền柳公权 (xem thêm phần “tứ đại khải thể” trong mục Thư Pháp).

chu-khai-au-duong-tuan

 

Chữ Lệ:

(tiếng Trung: giản thể: 隶书; phồn thể: 隸書, bính âm: lì shū), hay chữ lệ, là một kiểu chữ thư pháp Trung Quốc. Đây là loại chữ giản lược từ triện thư, gần với chữ viết Trung Quốc hiện đại. Lệ thư xuất hiện từ thời Chiến quốc nhưng do lựa chọn của Tần Thuỷ Hoàng, triện thư đã được sử dụng chính thức trong thời gian dài trước khi bị lệ thư thay thế vì tính đơn giản hữu ích của nó. Lệ thư có ảnh hưởng rất lớn đến hệ thống kí tự sau này của Trung Quốc, là bước ngoặt quan trọng trong lịch sử phát triển chữ Hán, đánh dấu giai đoạn chữ viết dần thoát khỏi tính tượng hình ban đầu. Lệ thư là nền tảng phát triển thành khải thư, chữ viết phổ biến của Trung Quốc ngày nay. Đặc điểm của lệ thư là có hình chữ nhật, nét ngang hơi dài và nét thẳng hơi ngắn nên chữ có chiều ngang rộng hơn cao.

Lịch sử:

Nhiều người cho rằng, chữ Lệ xuất hiện cuối đời Tần. Khi Tần  Thủy  Hoàng thống nhất văn tự, sử dụng chữ tiểu triện, nhưng vì tiểu triện quá phức tạp, khó viết nên lệnh cho người giản hóa chữ triện, thành chữ lệ. Tương truyền người sáng tạo ra chữ lệ là Trình  Mạo, khi ông bị giam trong tù, thấy ngục tốt viết chữ triện rất vất vả, bèn giản hóa chữ triện đi. “Lệ” nghĩa là tù nhân.

Tuy nhiên, theo kết quả khảo cổ gần đây, thì chữ Lệ xuất hiện từ thời chiến quốc. Người ta tìm được những thẻ tre chép chữ Lệ ở nước Tần thời Chiến  quốc chứ không phải sau khi Tần  Thủy  Hoàng thống nhất. Vì vậy, giới sử học nhận định rằng, khi Tần Thủy  Hoàng tiến hành thống nhất văn tự, người ta đã sử dụng song song chữ Lệ và tiểu triện.

Vậy vì sao Tần  Thủy Hoàng lại yêu cầu dùng  Tiểu triện? Vì Tiểu triện hình chữ hoa mỹ kì lạ hơn chữ Lệ. Chỉ có điều, sự phát triển tất yếu của lịch sử văn tự không phụ thuộc vào ý chỉ chủ quan của nhà cầm quyền. Loại chữ nào dễ đọc, dễ viết hơn sẽ được sử dụng. Cuối cùng, chữ Lệ thắng thế. Hay nói cách khác, cuộc thống nhất văn tự của Tần  Thủy Hoàng là không thành công về mặt lựa chọn thể loại chữ.

Cũng vì thế, người ta cho rằng, chữ “Lệ”隶 ở đây không phải là tù nhân, mà là “lệ thuộc”, loại chữ lệ thuộc vào chữ triện, được giản hóa từ chữ triện.

bia-mieu-son-hoa-le

Chữ Hành:

là dạng viết nhanh của chữ khải, được dùng trong các giấy tờ thân mật (như thư từ) và đề tranh. Chữ hành bắt đầu phổ biến vào thế kỷ 2. Khi được viết nhanh, chữ khải có thể được giản lược đi một hai nét để tạo thành một thư thể gọi là hành khải (行楷). Cũng tương tự như vậy, chữ hành sẽ biến thành hành thảo (行草). Tác phẩm thư pháp rất nổi tiếng Lan Đình Tập Tự (蘭亭集序) của Vương Hi Chi (王羲之) đời Tấn được viết với chữ hành.

Lịch sử:

Cổ nhân cho rằng Hành thư ra đời vào cuối đời Đông Hán. Theo khảo cứu ngày nay, Hành thư ra đời gần như song song với chữ Khải. Do Khải thư là thể chữ rất mẫu mực chỉnh tề, tốc độ viết chậm, nên chỉ thường được dùng trong công văn chính thức. Người ta viết thư từ thường viết một cách thoải mái, không quá trang trọng, nên dùng chữ Hành.

Trong lịch sử thư pháp, Hành thư đạt đến trình độ cao nhất vào thời Ngụy Tấn với tác phẩm “Lan Đình  Tự”兰亭序 nổi tiếng của Vương Hi Chi王羲之. Hành thư tuy được dùng để viết bản thảo hoặc thư từ là nhiều, nhưng tác phẩm hành thư của các nhà thư pháp nổi tiếng vẫn được sưu tầm. Tiêu biểu nhất cũng chính là Lan Đình  Tự, đó vốn là một bản viết nháp lời đề tựa cho tập thơ Lan Đình.

lan-dinh-tu-phung

Chữ Thảo:

là thư thể được viết nhanh nhất, bút pháp phóng khoáng. Có chữ Hán khi viết bình thường theo lối chữ khải thì phải viết rất nhiều nét nhưng với thảo thư thì có thể viết bằng một nét. Nhiều chữ có thể viết liên miên nối tiếp nhau chỉ bằng một nét, thí dụ như cuồng thảo (狂草) (chữ thảo viết điên cuồng) của Hoài Tố (懷素, khoảng 730-780)

Lịch sử:

Thảo thư ra đời khá sớm, từ đầu đời nhà Hán. Khi đó người ta dùng chữ Lệ, vì nhu cầu ghi chép nhanh nên người ta tìm cách tăng tốc độ viết, giản lược các nét bút, từ đó hình thành Thảo thư. Chữ Thảo lấy cơ sở là chữ Lệ thì được gọi là Chương Thảo章草 (nghe nói vì Hán  Chương Đế rất thích chữ Thảo mà có tên gọi như thế).

Kiểu chứ Thảo

Kiểu chứ Thảo

 

Chữ Triện:

(tiếng Trung:giản thể: 篆书; phồn thể: 篆書, bính âm: zhuànshū), hay chữ triện, là một kiểu chữ thư pháp Trung Quốc cổ. Đây là loại chữ tượng hình có nguồn gốc từ chữ giáp cốt thời nhà Chu và phát triển ở nước Tần trong thời kì Chiến quốc. Kiểu chữ triện của nhà Tần trở thành dạng chữ viết chính thức cho toàn Trung Quốc dưới thời nhà Tần và tiếp tục được sử dụng rộng rãi để khắc trang trí trên các ấn tín dưới thời nhà Hán.

Chữ triện chủ yếu được dùng để khắc con dấu vì độ phức tạp cao và đặc tính hình dáng khiến cho chữ rất khó giả mạo. Ngoài ra, nhờ tính thẩm mỹ đặc thù, chữ triện còn được dùng để viết thư pháp.

 

 

Tham khảo: Wiki, Gotiengviet.com.vn, ahvinhnghiem.org

Click to comment

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

BÀI VIẾT NỔI BẬT

To Top