Blog

Top 10 công ty Trung Quốc có giá trị lớn nhất 2016

Trung Quốc đang tích cực đầu tư vào công nghệ, nhằm thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp đang phát triển mạnh mẽ này. Với hàng thập kỷ gia công công nghệ cho các công ty nước ngoài thì nay các công ty công nghệ Trung Quốc dường như đã tích lũy đủ tiềm lực tài chính, trình độ kỹ thuật cũng như sức mạnh thương hiệu để vươn ra thế giới. Và thể hiện càng rõ sự tham vọng bá chủ thế giới về công nghệ của Trung Quốc.

Hurun đã công bố báo cáo thống kê mới nhất của mình về 200 công ty Trung Quốc, với giá trị thương hiệu kết hợp từ 200 công ty lớn nhất Trung Quốc với tổng giá trị đạt 4,6 nghìn tỉ tệ (khoảng 689.8 tỷ đô-la Mỹ). Đây là mức tăng doanh thu kỉ lục, tăng 7% so với cùng kỳ năm ngoái.

Trong số 200 công ty thì có 139 công ty có sự phát triển mạnh mẽ. Giá trị của thương hiệu quốc doanh đã giảm khoảng 3 %, trong khi các doanh nghiệp tư nhân tăng tới 20%.

Tencent với vị trí quán quân của năm ngoái, năm nay đã tụt xuống vị trí thứ 5 qua đó ta thấy được sự cạnh tranh khốc liệt giữa các công ty.

Hãy cùng điểm qua top 10 công ty Trung Quốc có giá trị lớn nhất năm 2016

Vị trí thứ 10

Tmall.com

tmall

Tmall.com là một công ty thương mại điện tử thuộc tập đoàn Alibaba (Tập đoàn TMĐT lớn nhất thế giới do Jack Ma sáng lập năm 1999), Tmall một công ty hoạt động với mô hình B2C (tức là cung cấp sản phẩm từ doanh nghiệp tới khách hàng). Tmall là mắt xích quan trọng giúp tạo lên nền tảng thương mại điện tử lớn nhất thế giới phục vụ 5 tỉ dân. Với Tmall, Taobao, Alibaba đã giúp Alibaba Group xây dựng một mô hình bao trọn thị trường và khó có đối thủ nào cạnh tranh được.

Tmall được Alibaba chăm chút rất kỹ lưỡng và được coi là một mắt xích quan trọng, khi hoạt động với mô hình B2C, Tmall được trang bị cỗ máy tìm kiếm riêng tượng tự như Google và khiến các công cụ tìm kiếm tại Trung Quốc không thể tìm thấy kết quả nào, để tìm kiếm khách hàng phải sử dụng trên Tmall, các nhà phân phối muốn hiện thị kết quả phải đầu tư vào quảng cáo và marketing. Một cách kiếm tiền cực độc lạ mà bất kỳ công ty thương mại điện tử đều mong có được.

Với những cách kiếm tiền như vậy Tmall đạt mức doanh thu 120 – tỉ nhân dân tệ, tăng 26% so với năm ngoái.

Vị trí thứ 9

agricultural-bank-of-china

Ngân hàng nông nghiệp Trung Quốc – Agricultural Bank of China

Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc có tiền thân là Ngân hàng Hợp tác xã Nông nghiệp được thành lập vào năm 1951. Năm 2010, ngân hàng bắt đầu được niêm yết trên sàn chứng khoán Thượng Hải và Hồng Kông.

Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc là ngân hàng lớn thứ 3 về giá trị tài sản tại Trung Quốc. Năm 2011, ngân hàng này xếp thứ 8 trong Top 1.000 ngân hàng lớn nhất trên thế giới.

Hiện nay, Ngân hàng nông nghiệp Trung Quốc đã có chi nhánh văn phòng đại diện tại Việt Nam, địa chỉ Lý Thường Kiệt, Hà Nội. Đây là ngân hàng rất lớn và sự phủ sóng rộng khắp,  chúng ta thường hay làm tài khoản ngân hàng nông nghiệp Trung Quốc để tiện trong mua bán và xác thực thanh toán trực tuyến Trung Quốc.

Giá trị thương hiệu : 122 – tỉ nhân dân tệ, tăng 2% so với cùng kỳ.

Vị trí thứ 8

bank-of-china

Ngân hàng Trung Quốc – Bank of China

Ngân hàng Trung Quốc, tên đầy đủ là Công ty Trách nhiệm hữu hạn Ngân hàng Trung Quốc viết tắt BOC, là một trong 5 ngân hàng thương mại Nhà nước lớn nhất tại Trung Quốc và là ngân hàng lâu đời nhất ở Trung Quốc vẫn còn tồn tại. Trụ sở chính của ngân hàng này đặt tại quận Tây Thành, Bắc Kinh

Năm 2009, đây là công ty cho vay lớn thứ hai ở Trung Quốc, và là ngân hàng lớn thứ 5 trên thế giới về giá trị vốn hóa thị trường. Tại Trung Quốc, Ngân hàng Trung Quốc cùng với Ngân hàng Công thương Trung Quốc, Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc, Ngân hàng Kiến thiết Trung Quốc, được hợp xưng là “Tứ đạo ngân hàng thương nghiệp quốc doanh”.

Giá trị thương hiệu : 129 – tỉ nhân dân tệ, giảm 17%

Vị trí thứ 7

WeChat

wechat

WeChat là một công cụ liên lạc di động mới và mạnh mẽ. WeChat hỗ trợ gửi tin nhắn thoại, video, ảnh và văn bản, thanh toán trực tuyến. Bạn cũng có thể trò chuyện nhóm hoặc bạn có thể tìm bạn bè xung quanh để trò chuyện. WeChat hoạt động trên các thiết bị iOS, Android, Windows Phone và Symbian.

Với WeChat, bạn có thể trò chuyện với bạn bè tức thì qua tin nhắn thoại, tin nhắn văn bản hoặc hình ảnh, thanh toán trực tuyến. Bạn cũng có thể tạo cuộc trò chuyện nhóm để cùng nhau trò chuyện với nhiều người bạn.

Vào năm 2012 WeChat đã bị tẩy chay tại Việt Nam do ủng hộ chủ quyền phi lý của Trung Quốc tại biển Đông khi đã thêm đường lưỡi bò vào bản đồ. Dưới sự tẩy chay mạnh mẽ của cộng đồng mạng mà ứng dụng WeChat đã không còn chỗ đứng tại Việt Nam. Tuy nhiên tại quê nhà Trung Quốc, WeChat là ứng dụng rất phổ biến tương tự như Zalo của Việt Nam vậy. Và nếu bạn có sang Trung Quốc thì ứng dụng này sẽ giúp ích bạn rất nhiều khi Google Facebook bị chặn tại đây.

Giá trị thương hiệu : 132 – tỉ nhân dân tệ

Vị trí thứ 6

Ngân hàng xây dựng Trung Quốc – China Construction Bank

china-construction-bank

Ngân hàng Xây dựng Trung Quốc, viết tắt CCB là tổ chức tín dụng lớn thứ hai thế giới tính theo giá trị thị trường. CCB được thành lập ngày 1 Tháng Mười 1954 dưới cái tên “Ngân hàng Nhân dân xây dựng của Trung Quốc” và sau đó thay đổi “Ngân hàng Xây dựng Trung Quốc” vào 26 tháng Ba 1996.

Ngân hàng có khoảng 13,629 chi nhánh trong nước. Ngoài ra, Ngân hàng vẫn duy trì các chi nhánh ở nước ngoài tại Frankfurt, Hong Kong, Johannesburg, New York, Seoul, Singapore, và Tokyo, cũng như một văn phòng đại diện tại Sydney và công ty con ở London.

Ngân hàng Xây dựng Trung Quốc là một thành viên của Liên minh toàn cầu ATM, một liên doanh của một số ngân hàng lớn quốc tế cho phép khách hàng của các ngân hàng sử dụng thẻ ATM hay thẻ kiểm tra tại ngân hàng khác trong liên minh ATM toàn cầu không có phí giao dịch khi đi du lịch quốc tế.

Giá trị thương hiệu:155 tỉ nhân dân tệ, giảm 16%

Vị trí thứ 5

Tencent

tencent

Tencent  là một công ty cổ phần đầu tư Trung Quốc với các công ty con cung cấp dịch vụ truyền thông, giải trí, Internet và dịch vụ giá trị gia tăng điện thoại di động, và hoạt động các dịch vụ quảng cáo trực tuyến tại Trung Quốc. Các trụ sở chính của công ty ở Nam Sơn, Thâm Quyến, Thâm Quyến.

Trong vài năm qua, cố phiếu của Tencent đã tăng gấp 4 lần khi Công ty dần trở thành người dẫn đầu trong lĩnh vực trò chơi di động, quảng cáo online.

Sự tăng trưởng của Tencent được coi là hình ảnh đại diện cho thời kỳ mới tại nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, khi các ống khói nhà máy công nghiệp nặng dần nhường chỗ cho những công ty thương mại điện tử lớn, như Alibaba Group Holding Ltd và Tencent.

Ông lớn này đã mua lại Riot Games sở hữu trò trơi đang làm mưa làm gió đó là Liên Minh Huyền Thoại. Ngoài ra Tencent còn mua lại cả Supercell và đã nắm trong tay tới 12% tổng doanh thu của ngành công nghiệp game trên toàn thế giới. Đó là ngành công nghiệp đang phát triển rất nhanh và mạnh, có thể đạt doanh thu 99 tỷ USD trong năm 2016.

Giá trị thương hiệu : 210 – tỉ nhân dân tệ, giảm 24%

Vị trí thứ 4

industrial-and-commercial-bank-of-china

Ngân Hàng Công Thương Trung Quốc – Industrial and Commercial Bank of China

Ngân hàng Trung Quốc là ngân hàng lâu đời nhất ở quốc gia này, được thành lập từ năm 1912 để thay thế cho ngân hàng Hoàng Gia Trung Quốc. Với các chi nhánh trên toàn thế giới, lợi nhuận của Ngân hàng Trung Quốc đã nhảy vọt vào năm ngoái

Là ngân hàng thương mại có vốn thị trường hóa và lợi nhuận kinh doanh lớn nhất thế giới, tính đến thời điểm cuối năm ngoái, Ngân hàng Công thương Trung Quốc có tổng cộng 203 đơn vị trực thuộc và chi nhánh tại 28 quốc gia và các khu vực trên thế giới, hình thành hệ thống mạng tín dụng toàn cầu hóa tại châu Á, châu Phi, châu Âu, châu Mĩ và châu Úc.

Giá trị thương hiệu 214 – tỉ nhân dân tệ, giảm 6%

Vị trí thứ 3

Baidu

baidu

Baidu là công ty cung cấp dịch vụ tìm kiếm dữ liệu trên mạng lớn nhất Trung Quốc đại lục, do Lý Ngạn Hoành và Từ Dũng thành lập vào tháng 1 năm 2000 tại Trung Quan Thôn, Bắc Kinh, Trung Quốc.

Với tên gọi tiếng Việt là “Bách Độ”  bắt nguồn từ một câu trong bài từ “Thanh ngọc án – Nguyên tịch” của thi nhân Nam Tống Tân Khí Tật: “Chúng lí tầm tha thiên bách độ, mạch nhiên hồi đầu, na nhân khước tại đăng hỏa lan san xứ”

Baidu là công cụ tìm kiếm lớn nhất tại Trung Quốc với 70% thị phần và hơn 660 triệu lượt tìm kiếm trên di động mỗi tháng, bạn có thể sử dụng tại đia chỉ baidu.com. Khi Google bị “đá đít” tại Trung Quốc thì Baidu càng có ưu thế phát triển. Hiện nay Baidu đang đầu tư mạnh vào điện toán đám mây, big data, IoT.

Gần đây nhất Baidu bị điều tra sau cái chết của một sinh viên Trung Quốc có tên Wei Zexi, sinh viên đại học mắc hội chứng ung thư hiếm gặp đã tìm đến bệnh viện ở Bắc Kinh để điều trị sau khi tìm kiếm thông tin trên Baidu. Mặc dù tiêu tốn hơn 200.000 NDT (khoảng 700 triệu đồng) nhưng căn bệnh không có tiến triển.

Giá trị thương hiệu : 218 – tỉ nhân dân tệ, giảm 13%

Vị trí thứ 2

China Mobile

china-mobile

China Mobile là nhà mạng lớn nhất tại Trung Quốc. Năm 2013, đây là công ty viễn thông có lợi nhuận cao nhất thế giới với lãi gộp đạt 10,12 tỷ đô la Mỹ. Đây là một trong những công ty viễn thông có giá trị vốn hóa thị trường lớn nhất thế giới. Công ty đang niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán New York và Sở giao dịch chứng khoán Hồng Kông

Năm 2013 China Mobile có tổng cộng 740 triệu thuê bao. Con số tới thời điểm hiện tại có lẻ lớn hơn nhất nhiều.

Giá trị thương hiệu : 227 – tỉ nhân dân tệ, giảm 16%

Vị trí thứ 1

Taobao

taobao

Taobao (theo tiếng Trung Quốc có nghĩa là “để tìm kiếm kho báu”) là một trong những  hệ thống website bán hàng dạng thương mại điện tử lớn nhất tại Trung Quốc và hoạt động với mô hình tương tự eBay và Amazon. Nhằm ngăn cản sự bành trướng và mở rộng của eBay, Tập đoàn Alibaba đã quyết định thành lập trang Taobao vào ngày 10 tháng 5 năm 2003. Giống như eBay, Taobao không tự bán bất cứ thứ gì, đơn giản nó chỉ là sân chơi cho những người mua và  những người bán  dưới mô hình C2C (kết nối người tiêu dùng với nhau) và B2C (kết nối doanh nghiệp và người tiêu dùng)

Từ khi mới ra đời, Website này cho phép người bán hàng có thể đăng tải thông tin bán hàng trực tuyến hoàn toàn miễn phí, chính nhờ vậy nó thu hút một số lượng người dùng khổng lồ chỉ trong một khoảng thời gian ngắn. Đây chính là sân chơi chung cho mọi doanh nghiệp và cá nhân nhằm phục vụ và cung cấp mọi mặt hàng cho người tiêu dùng Trung Quốc, HongKong, Ma Cao và Đài Loan. Cả người bán và người mua đều được hưởng những tiện ích khá hữu hiệu từ những công cụ trên Taobao như: công cụ Aliwangwang giúp người bán và người mua hàng trên Taobao liên hệ với nhau mặc cả giá, công cụ Alipay hỗ trợ việc thanh toán, giúp việc chi trả giữa người mua và người bán diễn ra đơn giản, dễ dàng, bảo mật hơn…

Chỉ trong vòng 2 năm sau đó, Taobao đã chiếm lĩnh vị trí hàng đầu đại lục với 59% thị phần thị trường thương mại điện tử và đẩy eBay xuống rất thấp, chính vì lý do này mà sau đó website riêng của eBay tại Trung Quốc đã phải đóng cửa vào năm 2006.

Tháng 11/2011, Jack Ma CEO và chủ tịch HĐQT của Alibaba đã quyết định tách Taobao thành 3 công ty nhỏ là eTao.com (chuyên tìm kiếm), Tmall (B2C) và Taobao.com (C2C). Càng về sau việc mua bán trên Taobao đã diễn ra thuận lợi hơn và mở rộng ra toàn cầu nhờ việc khách hàng có thể thanh toán bằng thẻ Visa quốc tế và thẻ MasterCard thay vì chỉ có thể chuyển tiền để thanh toán đơn hàng taobao qua các ngân hàng trong nước được hỗ trợ bởi Alipay như trước đây. Sau 7 năm thành lập và phát triển, đến năm 2013 Taobao đã cán mốc 500 triệu người dùng và ghi tên mình trong danh sách  20 trang web được truy cập nhiều nhất trên thế giới, thậm chí còn vượt mặt cả hai “ông lớn” là eBay và Amazon.

Hiện nay, Taobao đã dần trở thành cái tên khá quen thuộc với nhiều người tiêu dùng nước ta bởi kho hàng hóa khổng lồ và vô cùng đa dạng. Chỉ cần truy cập vào Taobao.com là bạn sẽ không khỏi choáng ngợp và có thể tha hồ mua sắm cho mình nhiều sản phẩm khác nhau đặc biệt là các mặt hàng về thời trang với giả cả cực rẻ và có chất lượng tốt. Phần lớn các shop Online tại Việt Nam đều nhập hàng trên Taobao. Mô hình thương mại của Jack Ma đã thành công vượt trội khi đã thống trị thị trường thương mại điện tử Châu Á, và trong tương lai xa nữa thì Alibaba vẫn là một tượng đài, một cái bóng khổng lồ, một niềm tự hào của người Trung Quốc và người Châu Á nói chung.

Giá trị thương hiệu đạt 240 tỉ tệ.

 

 

 

 

 

 

BÀI VIẾT NỔI BẬT

To Top