Thương Mại Điện Tử

Ngành Thương mại điện tử và một “Alibaba của Việt Nam”

Các hãng phân tích đã chỉ ra hàng chục lý do để thương mại điện tử có thể thành công tại Việt Nam như: Dân số vàng, tỉ lệ tiếp cận mạng Internet lớn v.v…

Tóm lại, các hãng phân tích đều khẳng định thương mại điện tử của Việt Nam sẽ là ngôi sao trong khu vực.

Tiềm năng thế, dại gì không nhảy vào. Những kẻ tham vọng thì nghĩ, nếu doanh thu của Alibaba năm 2015 là 12,9 tỉ USD cho thị trường 1 tỉ dân thì Việt Nam, với gần 100 triệu dân, hoàn toàn có thể xây dựng một doanh nghiệp TMĐT có doanh thu trên 1 tỉ USD, một “Alibaba của Việt Nam”.

tmdt-vn

 

Tuy nhiên, nếu nhìn vào thị trường TMĐT Việt Nam vài năm trở lại đây, người ta chỉ thấy toàn màu xám. Sau giai đoạn hàng loạt các trang TMĐT được mở ra, thời điểm này đã có không ít doanh nghiệp đã rút lui. Có thể kể ra những cái tên như Foodpanda, Bé yêu, Deca, Nhommua, rồi những trang thương mại điện tử của đại gia nước ngoài như Zalora, Lazada cũng chuẩn bị rời khỏi Việt Nam. Adayroi.com, trang thương mại điện tử của tập đoàn Vinpro tham vọng lớn nhất thời điểm hiện tại, cũng chưa thể ra mắt chính thức dù đã ra bản beta từ tháng 8/2015.Hóa ra, bức tranh TMĐT Việt Nam không chỉ toàn màu hồng như các hãng phân tích đã “vẽ vời” ra cho khách hàng của mình.

Vấn đề chính cản trở các doanh nghiệp là “Alibaba của Việt Nam”, không phải những vấn đề thanh toán, vận chuyển,… mà các doanh nghiệp thường nhắc tới.

Mà là Việt Nam có gì để bán?

  1. Alibaba sinh ra và lớn lên tại Trung Quốc, quốc gia với cái gì cũng lớn và nhiều. Alibaba được ra mắt sàn TMĐT đầu tiên của mình vào năm 1997, khi đó Alibaba hoạt động theo mô hình B2B, kết nối các doanh nghiệp với nhau, không chỉ doanh nghiệp trong nước và cả các doanh nghiệp nước ngoài. Khi đó sẽ không gói gọn 1 tỷ dân nữa mà là 5 tỷ dân ở thời điểm năm 1997.
  2. Tiếp theo ai cũng phải biết, đó là Trung Quôc là công xưởng của thế giới, mọi thứ đều ở đây, tất cả đều ở đây mà ra, các sản phẩm với giá cạnh tranh hơn rất nhiều so với các sản phẩm được sản xuất ở phương tây. Ở Việt Nam ta có gì để bán? Hầu hết các doanh nghiệp từ to tới nhỏ đều theo mô hình B2C (Bán cho người dùng), hoặc C2C (Người dùng bán cho người dùng)

Và bạn hãy để ý, các sản phẩm,  vật dụng đơn giản nhất ở nhà mình thì đều xuất xứ từ Trung Quốc và các sản phẩm trên các trang TMĐT ở Việt Nam cũng đa phần là hàng Trung Quốc.

Vấn đề cốt lõi là chúng ta không thể sản xuất được hàng hóa để cạnh tranh với hàng Trung Quốc, đầu tiên là công nghệ sản xuất, mẫu mã, và cuối cùng là giá cả. Các doanh nghiệp bắt buộc phải bù lỗ để cạnh tranh.

Đó là mặt nổi của tảng băng chìm, dưới băng có gì?

aliyun-logo

Alibaba không đơn giản chỉ hoạt động trong một lĩnh vực thương mại điện tử. Aliyun, dịch vụ điện toán đám mây với thị phần lớn nhất Trung Quốc là 23%. Aliyun của Alibaba trùm phương Đông thì phương tây có Amazonaws đang rất thành công, thị phần vượt Azure của Microsoft và doanh thu của Amazon lớn nhất là nhờ mảng Web Service này.

Alibaba độc quyền công cụ tìm kiếm: Alibaba đã chặn tất cả các công cụ tìm kiếm index các kết quả từ Alibaba nhằm bắt buộc khách hàng phải sử dụng các công cụ tìm kiếm của hãng nhằm bán quảng cáo, tăng lợi nhuận, mô hình này tương tự cách mà Google đang làm. Còn ở Việt Nam, Google đã thâu tóm trọn vẹn mảng này.

Đấy là chưa kể Jack Ma còn mở rộng Alibaba ra hàng tá những công cụ khác như tiếp thị liên kết, thanh toán điện tử,… và cuối cùng, không thể không nhắc tới là sự “chống lưng” của Chính phủ Trung Quốc phía sau.

Như vậy, Alibaba chỉ là một phẩn của bộ máy mà thôi, họ có rất nhiều mảng sinh lợi nhuận. Tập trung nhiều mô hình kinh doanh khác nhau. Qua các điều trên thật khó để doanh nghiệp nào ở Việt Nam có thể trở thành Alibaba Made in VietNam!

Tổng hợp: Cafebiz

Click to comment

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

BÀI VIẾT NỔI BẬT

To Top